Hotline 1900 7169

Ứng phó khi bé giận

Nỗi sợ thường trực của các bà mẹ là phải chứng kiến những cơn giận khủng khiếp và bất chợt của bé yêu. Nếu không kiểm soát nổi cơn giận, rất có khả năng bé lớn lên sẽ hung hăng, cộc cằn.

 

Không đứa trẻ nào ở độ tuổi 1 - 2 lại chưa từng nổi giận. Và chỉ cần một lần thôi, bạn sẽ cảm thấy đủ choáng váng khi phải đối mặt.
 


 

Có nên lo lắng khi bé tỏ ra hung dữ?

Việc bé nổi cáu là điều cần thiết trong quá trình phát triển của trẻ. Vì nếu không, bé yêu sẽ dễ dàng trở thành đối tượng hứng chịu sự hung hăng của bé khác. Mẹ cũng không cần phải lo lắng khi thấy bé bộc lộ cơn giận thường xuyên. Tuy vậy, quan trọng là bé chỉ nên tỏ ra hung hăng ở một mức độ nhất định. Nếu từ cơn giận mà bé đánh, cắn bạn hay thậm chí cả mẹ, thì đã đến lúc bạn cần phải lo lắng rồi đấy.

Sao con lại nổi giận?

Câu trả lời cũng dễ thôi, đó có thể là do bé khó chịu, muốn lôi kéo sự chú ý hoặc tự tạo ranh giới cho riêng mình.

Nhân tố thứ nhất có thể xảy ra từ vô số việc làm xung quanh, chẳng hạn như khi bé đang mải mê dõi theo bộ phim hoạt hình yêu thích mà mẹ cứ giục phải đi tắm hoặc phải ngừng chơi vì tới giờ ngủ...

Tương tự, có rất nhiều lý do khiến bé muốn lôi kéo sự chú ý. Như việc mẹ chỉ quan tâm đến em nhỏ, khiến bé lớn cảm thấy bị bỏ rơi.
 


 

Với nhân tố thứ ba, hãy tưởng tượng bé đang rất vui vẻ với bữa ăn của mình thì bạn của bé tới và muốn được ăn chung. Với nhiều bé, việc đó cũng không ảnh hưởng gì. Nhưng hãy cẩn thận, vì có thể cục cưng của bạn sẽ tỏ ra khó chịu ngay lập tức.

Không chỉ vậy, còn rất nhiều tác nhân khác kích thích cơn giận của bé như bị hiểu lầm, bị hối thúc... và ngạc nhiên nhất là bé dễ dàng nổi giận khi mẹ dùng từ "Không" quá nhiều. Việc nghe từ chối thẳng thừng quá nhiều sẽ khiến bé cảm thấy không muốn nghe lời và sẽ nổi giận để phản kháng.

Tới giai đoạn bé hình thành ngôn từ, có thể bé dùng chúng để biểu lộ sự tức giận của mình thay cho việc đánh hay cắn ai đó. Đừng vội mừng, vì ai cũng biết những tiếng hét của trẻ nhỏ kinh hoàng thế nào rồi đấy! Vì vậy, hãy bắt đầu giải quyết cơn giận của bé ngay từ bây giờ, để sau này bạn không còn phải đối mặt với một đứa trẻ hung hăng nhé!

Giải quyết cơn giận của con

Tìm kiếm nguyên nhân: Để bạn tìm giải pháp đối phó.

- Cẩn thận khi phản ứng: Nếu mẹ hay la hét hoặc đập đồ, bé sẽ bắt chước và hình thành thói quen.

- Dạy con vào thời điểm thích hợp: Hãy đợi đến lúc cả hai đều nguôi giận và nhẹ nhàng giải thích hành vi của con. Bạn cũng có thể vẽ ra hậu quả nếu bé tiếp tục các hành vi ấy!

- Luôn quan tâm và thương yêu bé: Có khi bé giận vì muốn được yêu thương.

- Kiểm soát các chương trình tivi hay đồ chơi: Những chương trình tivi hay đồ chơi mang tính bạo lực cũng ảnh hưởng đến hành vi của bé.

- Đưa ra giới hạn trước đó: Báo trước giờ kết thúc để bé không hụt hẫng.

- Khen bé: Là cách khuyến khích bé cư xử tốt hơn.

 

Theo Mẹ yêu bé










 

 

 

 
 

Bài viết liên quan

Là đúng hay sai khi khám dinh dưỡng cho bé định kỳ?

Là đúng hay sai khi khám dinh dưỡng cho bé định kỳ?

Khám dinh dưỡng cho bé định kỳ nên hay không? Nếu thực sự cần thiết tới mức cần thường xuyên tới gặp chuyên gia dinh dưỡng, hẳn bé...

Xem thêm
7 vị trí huyệt đạo cần mát xa cho bé không những giảm chướng bụng, khó tiêu mà còn giúp nhanh biết bò sau này

7 vị trí huyệt đạo cần mát xa cho bé không những giảm chướng bụng, khó tiêu mà còn giúp nhanh biết bò sau này

Cách mát xa cho trẻ sơ sinh bị chướng bụng, đầy hơi đầy hơi giúp trẻ cải thiện nhanh sức khỏe tiêu hóa hiệu quả, ngủ sâu, ăn ngon.

Xem thêm
Trẻ mấy tháng tuổi thì biết lật người?

Trẻ mấy tháng tuổi thì biết lật người?

Thời điểm trẻ sơ sinh có thể lật được người là một cột mốc cực quan trọng đánh dấu sự phát triển của em bé.

Xem thêm