Hotline 1900 7169

Bổ sung canxi cho bà bầu: Đúng cách, hiệu quả mới cao!

Bổ sung canxi khi mang thai là việc làm cần thiết. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, bổ sung canxi không đúng cách, đúng liều có thể dẫn đến những tác dụng phụ không mong muốn.
Cơ thể cần canxi để phát triển hệ xương và răng. Đặc biệt, với phụ nữ mang thai, nhu cầu canxi càng tăng cao, do bé cưng cũng cần canxi để phát triển. Nếu không bổ sung canxi đủ lượng cần thiết, thai nhi sẽ rút canxi từ cơ thể mẹ, từ đó ảnh hưởng đến hệ xương và răng của mẹ. Không chỉ vậy, một vài nghiên cứu cũng cho thấy mối liên hệ giữa việc bổ sung canxi và chứng cao huyết áp. Theo đó, nếu bổ sung canxi đầy đủ, mẹ bầu có ít nguy cơ mắc phải chứng cao huyết áp, một trong những tiền đề dẫn đến tiền sản giật.
Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các chuyên gia, bổ sung canxi chỉ thực sự hiệu quả khi đúng liều, đúng cách. Ngược lại, có thể dẫn đến một số tác dụng phụ không mong muốn, ảnh hưởng sức khỏe mẹ và bé cưng trong bụng.
Mẹ bầu đã biết cách bổ sung canxi đúng?
1. Thừa canxi, hiểm nguy cận kề!
Với hy vọng bé cưng sẽ cao lớn hơn, mẹ bầu có xu hướng lạm dụng canxi mà không biết rằng, thừa canxi cũng sẽ dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe, chẳng hạn:
Táo bón: Cơ thể càng thừa nhiều canxi, triệu chứng táo bón của mẹ bầu càng trở nên nghiêm trọng hơn. Không riêng gì táo bón, nếu mẹ bầu có các vấn đề tiêu hóa khác, như ợ nóng, đầy hơi, việc bổ sung thừa canxi cũng sẽ làm những triệu chứng này trở nên xấu hơn.
Giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng: Đều cần thiết cho cơ thể, nhưng bộ ba canxi, sắt và kẽm có thể ảnh hưởng qua lại với nhau. Cơ thể thừa canxi sẽ ảnh hưởng đến khả năng hấp thu sắt, kẽm và ngược lại.
Sỏi thận: Tình trạng dư thừa sẽ tăng nguy cơ sỏi thận, bởi những viên sỏi được hình thành chính từ canxi oxalate.
– Buồn nôn, táo bón, chán ăn, đau bụng, khô miệng, đi tiểu liên tục là một vài hệ quả không mấy dễ chịu do việc bổ sung canxi quá liều gây ra. Tuy nhiên, đây chỉ là những hệ quả nhất thời, về lâu về dài, lượng canxi trong máu tăng cao có thể dẫn đến những triệu chứng nguy hiểm hơn như rối loạn cảm xúc, ảo giác, mê man. Một số trường hợp nhiễm độc canxi còn có thể đối mặt với nguy cơ tử vong.
2. Bổ sung canxi vừa đúng nhu cầu
Trung bình, một người cần khoảng 1.000-1.200mg canxi mỗi ngày để đảm bảo cho sự hoạt động bình thường của cơ thể. Phụ nữ mang thai sẽ có nhu cầu cao hơn, khoảng 1.200-1.500mg/ ngày. Bà bầu có thể bổ sung canxi từ các nguồn thực phẩm tự nhiên. Tuy nhiên, nếu muốn dùng canxi dạng uống, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Nếu cơ thể hấp thu một lượng lớn canxi, vượt quá 2.500mg/ngày có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe.
Lưu ý dành cho mẹ:
– Trong cùng một thời điểm, cơ thể chỉ hấp thu được tối đa 500mg canxi. Vì vậy, nếu cần bổ sung một lượng lớn canxi, bạn nên chia nhỏ thành nhiều lần trong ngày.
– Tùy từng thời điểm thai kỳ, nhu cầu canxi của mẹ bầu cũng có sự thay đổi, tuy không mấy đáng kể. Chẳng hạn, 3 tháng đầu thai kỳ khi thai nhi còn nhỏ, bà bầu chỉ cần bổ sung khoảng  800mg/ngày. Sang 3 tháng giữa, nhu cầu tăng nhẹ, khoảng 1.000mg. 3 tháng cuối là giai đoạn nhu cầu canxi đặc biệt cao, khoảng 1.500mg/ ngày mới đáp ứng đủ nhu cầu cho sự phát triển của thai nhi.
3. Cách thức cũng rất quan trọng
Bổ sung canxi qua thực phẩm là cách tốt và an toàn nhất. Tuy nhiên, nếu cần uống bổ sung canxi, bầu nên lưu ý những điều sau để đạt được hiệu quả cao nhất.
– Lưu ý đến thời gian: Sau bữa sáng 1 giờ đồng hồ là thời điểm tốt nhất để bổ sung canxi. Tránh uống canxi vào buổi tối, sẽ làm tăng nguy cơ sỏi thận.
– “Né” sắt: Canxi sẽ làm giảm khả năng hấp thụ sắt của cơ thể. Vì vậy, mẹ bầu nên uống 2 loại thuốc này vào những thời điểm khác nhau trong ngày, giữa 2 thời điểm nên cách nhau từ 3-4 tiếng.
– Đúng liều vitamin D: Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi, nhưng dư thừa vitamin D cũng gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe. Để giải quyết vấn đề này, thay vì uống vitamin D, mẹ bầu nên tăng cường bổ sung thực phẩm giàu vitamin D, cũng như đừng quên tắm nắng.
Theo Marrybaby
 

Bài viết liên quan

Cứ ăn uống lành mạnh là khỏi cần lo mẹ bầu ăn gì để con thông minh

Cứ ăn uống lành mạnh là khỏi cần lo mẹ bầu ăn gì để con thông minh

Mẹ bầu ăn gì để con thông minh, bỏ qua thắc mắc dai dẳng này đi mẹ nhé, chỉ cần ăn uống lành mạnh, đủ chất là con sinh ra khỏe mạnh, IQ...

Xem thêm
Mẹo dân gian trị đau rát cổ họng có đờm dứt điểm cho bầu

Mẹo dân gian trị đau rát cổ họng có đờm dứt điểm cho bầu

Đau rát cổ họng có đờm gây khó chịu kéo dài cho mẹ bầu trong quán trình mang thai. Nếu không chị dứt điểm có thể dẫn...

Xem thêm
Mẹo đối phó với chứng đau dây chằng khi mang thai

Mẹo đối phó với chứng đau dây chằng khi mang thai

Chứng đau dây chằng khi mang thai thường xuất hiện ở tam cá nguyệt thứ hai khi thai nhi lớn dần lên và không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe bầu

Xem thêm